Thứ 6, 22/11/2024, 06:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023” có gì nổi bật?

“Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023” có gì nổi bật?
(Tieudung.vn) - Với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam (15/3/2023) tiếp tục đưa quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước.

Lan tỏa thông điệp “bảo vệ quyền lợi người

Bảo vệ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn bởi thực trạng quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm đang diễn ra khá phổ biến. Không chỉ ở Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này, bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ người tiêu dùng được thông qua tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII là bước ngoặt lớn về xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Để lan toả thông điệp “bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 được Bộ Công Thương lựa chọn với chủ đề " minh bạch - Tiêu dùng an toàn", nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến.

Đồng thời, chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng năm 2023 còn nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến.

Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền, được cung cấp thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

“Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023” có gì nổi bật?

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023 gây ấn tượng mạnh mẻ với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn"

Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho rằng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có những hành động tạo được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa, cần sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.

“Từ trước đến nay, chúng ta chỉ nghĩ đến câu chuyện là cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng nhưng giờ đây chúng tôi nghĩ rằng bản thân doanh nghiệp sẽ làm chủ thể quan trọng hơn, tự bản thân phải ý thức về những gì mà họ sẽ cung cấp từ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng” - bà Nguyễn Quỳnh Anh nhấn mạnh.

Thời gian tới, ngành Công thương sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra (nhất là kinh doanh trên môi trường mạng), hướng dẫn nhận biết hàng thật, cho người tiêu dùng, giải đáp kịp thờ, chính xác các thắc mắc, hỏi đáp về quyền của người tiêu dùng.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người dân để thực thi có hiệu quả Luật bảo vệ quyền người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, người tiêu dùng hưởng lợi

Những năm gần đây, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Riêng trong năm 2022, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến lần đầu. Việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010 là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh doanh, tiêu dùng hiện nay.

Bên cạnh đó, việc triển khai Chỉ thị số 30 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được quan tâm chỉ đạo và đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện.

Bộ Công Thương đã mở rộng hệ thống tổng đài , hỗ trợ người tiêu dùng (1800.6838), tăng số lượng đầu mối tổng đài lên 52 điểm trên phạm vi cả nước nhằm hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, thu hồi sản phẩm có khuyết tật và các giao dịch trên môi trường thương mại điện tử đã được kiểm soát chặt chẽ...

Mặc dù vậy, Bộ Công Thương thẳng thắn cho rằng vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế cần được xem xét, giải quyết với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, đổi mới, sáng tạo để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong đó, đáng lưu ý là các vấn đề liên quan đến tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, cơ chế thực thi, phát huy sự chủ động của người tiêu dùng, khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, bắt kịp xu hướng và thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt nhiều hơn. Khi cạnh tranh gay gắt thì việc xây dựng lòng tin nơi khách hàng, minh bạch thông tin, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm là yếu tố tạo ra lợi thế để tăng trưởng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu và giúp doanh nghiệp có vị trí vững vàng trên thị trường.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương làm đầu mối. Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đều lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam để các cơ quan, tổ chức tập trung thực hiện với các hoạt động có ý nghĩa.

Các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thống nhất, với sự tham gia của gần 60 tỉnh, thành trên cả nước vào dịp tháng 3 hàng năm. 

Năm 2023, lễ Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm, thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Đồng thời, cũng là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.50079 sec| 837.008 kb